KEM CHỐNG NẮNG & tất tần tật những điều cần phải biết!

0 comments
LoTA vẫn thường khuyên các khách hàng của mình là không bao giờ được xem nhẹ việc chống nắng, đặc biệt là khi bạn sống ở một nước nhiệt đới như Việt Nam.

Trong ánh nắng mặt trời có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng xấu đến da, tia cực tím và các gốc tự do là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tình trạng như cháy nắng, rát da, đốm nâu, lão hóa sớm, tàn nhang, thâm nám, sạm da, nhăn nheo, sụt giảm collagen mạnh,...và nặng là ung thư da. Bên cạnh việc dùng các sản phẩm dưỡng da hàng ngày có chứa các chất tự nhiên chống nắng và chống oxy hóa như các loại dầu nền, tinh dầu, bơ dưỡng... thì khi ra ngoài (thậm chí khi ngồi trong phòng gần cửa sổ) bạn nhất thiết phải dùng kem chống nắng cho mặt & cơ thể. Nếu không xài kem chống nắng thì khi lớn tuổi (chưa cần đến 30 đâu), làn da bạn sẽ có thể gánh mọi hậu quả và lúc đó đã muộn rồi.
Tuy nhiên, trên thị trường có vô số loại kem chống nắng, bạn nên chọn loại thật sự AN TOÀN và HIỆU QUẢ theo thang điểm của EWG, để tránh tiền mất tật mang nhé.Kem chống nắng cũng là 1 loại sản phẩm mà LoTA thành thật khuyên bạn không nên dùng hàng homemade vì không có chuyện đơn giản trộn các nguyên liệu là ra kem chống nắng rồi tự gán cho nó SPF hay chống tia UVA, UVB này nọ được đâu. Chẳng có máy móc đo lường, không ai kiểm chứng được cả!
1. Kem chống nắng thực sự cần chống gì trong nắng?
Kem chống nắng không phải là kem làm trắng da nên sẽ không làm bạn từ đen thành trắng (trừ 1 số loại có bổ sung các dưỡng chất khác có thể cải thiện phần nào), nhưng kem chống nắng sẽ là 1 lớp rào chắn tốt nhất giữa da bạn và tác hại của ánh nắng gây ra bởi 2 loại tia nguy hiểm là UVA & UVB mà không một loại quần áo, găng vớ, khẩu trang nào làm được.
# Tia UVA (The Aging Rays): đây là những tia sóng dài, ánh sáng đen, không bị lớp ozon hấp thụ. UVA có thể thâm nhập đến lớp hạ bì (Dermis) của da gây nên sự mất cân bằng oxy hóa (hủy hoại tế bào bởi các phân tử gốc tự do), làm oxy hóa các hắc sắc tố Melanin sẵn có và dẫn đến gia tăng sạm da, nám da. Do tác động vào phần hạ bì của da, nơi chứa các tế bào đảm trách nhiệm vụ tạo ra collagen, tia UVA còn làm tổn thương đến Collagen, làm giảm mạnh độ đàn hồi của da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da đồng thời xuất hiện những nếp nhăn, đồi mồi.
# Tia UVB (The Burning Rays): đây là những tia sóng trung, bị lớp ozon hấp thụ phần nào. Tia UVB tác động đến lớp biểu bì (Epidermis) của da, gây ra cháy nắng và các đốm tàn nhang, đen / đỏ rát da. Tia UVB tăng việc sản sinh Melanin (quá trình Melanogenesis) làm da bị sạm đi. Ngoài ra, UVB còn gây ra các vấn đề về mắt. Tia UVB cường độ mạnh nhất vào lúc trưa.

(Nguồn hình ảnh: https://sqonline.ucsd.edu/wp-content/uploads/2015/10/Screen_Shot_2015-07-18_at_10.48.35_PM.png)
Nhìn chung CẢ HAI tia này đều GÂY HẠI cho da, và đều tác động xấu đến DNA. Cả hai tia đều có khả năng gây ra UNG THƯ DA.
Khi lựa chọn kcn, bạn nên lưu ý kcn ấy có chống được tất cả các tia UVA không (vì hầu hết kcn có thể chống được tia UVB, nhưng chỉ có một số ít có thể chống được tia UVA, hoặc chỉ ngăn được một số tia UVA thôi). Những loại kcn của USA chống được tất cả các tia UVA & UVB sẽ được FDA cho phép in chữ Broad spectrum (chống nắng phổ rộng) trên bao bì.
(Nguồn hình ảnh: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiGFulOvTzxbJ6KqKJwhZSMeLyxm35gImKfURJKKkszLs8cVTt9GyqRSNo-pgUhq_uZKtc06EKWq6V_3uGP0qFkA65E1A5TzsLJJxWu5dbItqw9AbS59Og4VFKaumo-vFwDosB-SfzIHus/s1600/EVE+COSMETICS+THE+EFFECTS+OF+UV+RAYS+ON+SKIN.jpg)
2. Phân biệt kem chống nắng theo cơ chế vật lý & cơ chế hóa học
Nhiều bạn hỏi LoTA vì sao lại gọi là kcn vật lý, kcn hóa học? Làm sao để phân biệt hai loại này? Loại kcn nào tốt hơn? v.v... Hôm nay, LoTA sẽ giúp bạn kiểu rõ những ưu/nhược điểm của 2 loại này và chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất nhé.
1) PHYSICAL SUNCREEN (KEM CHỐNG NẮNG KIỂU VẬT LÝ)
Thành phần của kem chống nắng vật lý chứa hoạt chất như titanium dioxide hoặc zinc oxide, khi bôi lên da sẽ nằm trên da, tạo thành lớp màng chắn giúp phản xạ và ngăn chặn các tia UV có hại thâm nhập vào da. Có thể xem như tạo ra tấm khiên cản tia UV.

Nguồn hình ảnh: http://www.oocities.org/sunscreen_review/image/other/block.JPG
Ưu điểm của kcn vật lý:


  • Chống được tia UVB và một số tia UVA.
  • Phát huy tác dụng ngay sau khi bôi kem lên da (tuy nhiên để chắc chắn LoTA vẫn khuyên bạn nên bôi trước khi ra ngoài 15 phút)
  • Rất ít (thậm chí không có) gây kích ứng da, phù hợp với da nhạy cảm.
  • Dùng tốt cho những da nhạy cảm với nhiệt (như da bị mụn hay đỏ) vì kcn bảo vệ da tránh khỏi nhiệt nóng và năng lượng từ mặt trời.
  • Có thể giúp da ít bị đen do ánh nắng hơn.
  • Không chống được tất cả các loại tia UVA.
  • Có thể bị rửa trôi nếu đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước.
  • Để lại vệt trắng trên da, nên trong số trường hợp, một số loại kcn vật lý không đồng màu với da hơi ngăm.
  • Hơi trắng và đục nếu sử dụng dưới lớp trang điểm.
  • Do tạo lớp màng chắn bảo vệ da, nên có thể làm cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn khi vận động, khiến lớp kem chống nắng nhanh bị cuốn trôi hơn.
  • Hơi đặc nên phải tốn công xoa đều khắp cơ thể.
  • Nếu không bôi kỹ lưỡng và đủ dày, sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ da của kcn do tia UV có thể xuyên qua các kẽ phân tử của kcn tác động vào da.
  • Tránh dùng các loại kcn vật lý có thành phần nano do kích thước các phân tử nano quá nhỏ có thể thẩm thấu vào da gây hại về lâu dài.


Nhược điểm của kcn vật lý:
  • Hình ảnh của Michelle Phan
2) CHEMICAL SUNCREEN (KEM CHỐNG NẮNG KIỂU HÓA HỌC)
Đầu tiên phải nói là bạn đừng sợ khi nghe hai chữ “hóa học” nhé! Hóa học ở đây là chỉ cách thức chống nắng, chứ không có nghĩa là không an toàn đâu. Độ an toàn của kcn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Loại kcn này thường chứa các hợp chất hữu cơ (nguồn gốc từ carbon) như octinoxate, octisalate, octocrylene, avobenzone,... những chất này sẽ tạo ra phản ứng hóa học biến đổi tia UV thành nhiệt hoặc các dạng tia có bước sóng an toàn, và thải qua da dưới dạng nhiệt năng trước khi tia UV kịp gây hại cho da. Loại kcn này có thể xem như tấm mút hấp thu và lọc tia UV.
Nguồn hình ảnh: http://www.oocities.org/sunscreen_review/image/other/screen.JPG
  • Chống nắng phổ rộng (Broad Spectrum), chống được tất cả các loại tia UVA, UVB.
  • Lớp kcn thường thấm nhanh và nhẹ trên da nên thường được chuộng sử dụng hàng ngày, dưới lớp trang điểm.
  • Lượng thoa có thể ít hơn so với kcn vật lý do không có rủi ro khoảng cách giữa các phân tử kcn sau khi thoa.
  • Công thức kcn dễ dàng thêm vào các thành phần điều trị khác như peptides và enzymes, sử dụng cho các hiệu quả chăm sóc da khác như chống lão hóa, sáng da...
  • Đôi khi màu da vẫn sậm khi thoa kcn do phản ứng chuyển tia UV thành nhiệt năng (nhiệt có thể làm da đỏ hoặc đen).
  • Cần phải bôi trước khi ra nắng 15-30 phút để các hoạt chất có thời gian “khởi động”.
  • Có thể làm rát da, râm ran như bị chích (đặc biệt những ai có da khô, lớp dưỡng ẩm không đủ) bởi tác động của việc phân giải quang phổ các tia UVA, UVB.
  • Có thể gây khó chịu nếu bôi gần mắt.
  • Tránh dùng các loại kcn hóa học có thành phần Oxybenzone.
(Nguồn hình ảnh: https://www.futurederm.com/wp-content/uploads/2014/08/physical-sunscreens-vs-chemical-sunscreens-difference-futurederm.png)

Ưu điểm của kcn hóa học:
Nhược điểm của kcn hóa học:

Khó có thể nói loại kcn nào phù hợp với da hơn bởi tùy công thức kcn kết hợp cùng nhiều thành phần khác sẽ tác động khác nhau vào mỗi loại da, mỗi cơ địa. LoTA khuyên các bạn nên patch test cẩn thận mọi sản phẩm trước khi sử dụng cho chính bản thân. Đừng nên chỉ đọc vào thành phần hay review rồi vội vã chọn vì không có da ai giống nhau 100% cả.
3. Chỉ số SPF là gì? Có phải cứ SPF cao thì chống nắng tốt hơn?
Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là thước đo số giờ trung bình làn da được bảo vệ khỏi tia UVB.
Chỉ số SPF có trong kcn thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức quốc tế, thì 1 SPF sẽ có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút. Điều này đồng nghĩa với việc 1 loại kem chống nắng có chỉ số SPF15 sẽ hoạt động hiệu quả trong vòng 150 phút, còn SPF50 là 500 phút.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu kem chống nắng có chỉ số SPF15 sẽ chặn được khoảng 93% các tia UVB, SPF30 chặn được 95% - 97% và SPF60 thì lọc được 98%.
(Nguồn hình ảnh: http://www.badgerbalm.com/uploads/images/what-is-spf-sunsreen-sun-protection-factor.JPG)
Nhiều người nghĩ rằng chọn SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng tốt, nhưng đó là 1 quan điểm SAI LẦM. Bởi vì, như đã phân tích ở trên, chống nắng tốt là cần phải chống tất cả các tia UVA & UVB, trong khi đó chỉ số SPF thường tập trung vào việc chống UVB hơn là UVA, và khả năng lọc tia UVB của kcn có SPF60 cũng không cao hơn loại SPF30 là bao. Đồng thời, độ SPF lớn cũng dễ làm da bị kích ứng hơn.
Theo FDA, chỉ số SPF cao hơn 50 “vốn là sự sai lầm” (FDA 2007), nghĩa là với FDA, quy định nên dùng chỉ số SPF50 đổ xuống. Các Tổ chức uy tín của Úc đồng ý ở mức SPF30+, Châu Âu và Nhật Bản công nhận mức SPF50 trở xuống (Osterwalder 2009b), còn Canada cho phép tối đa ở mức “SPF50+”.
** Ngoài ra, các sản phẩm kcn của Nhật còn có 1 khái niệm PA (Protection Grade of UVA)- PA+: có khả năng chống một số tia UVA.- PA++: chống tia UVA tương đối tốt.- PA+++: chống tia UVA tốt.- PA++++: chống tia UVA rất tốt.

4. Nên chọn loại kem chống nắng nào là tốt nhất?

Câu trả lời là: Cả loại kcn vật lý hay hóa học đều tốt. Nói chính xác, theo kinh nghiệm cá nhân thì LoTA sẽ ưu tiên chọn loại HYBRID SUNSCREEN (Kcn theo cơ chế vật lý lẫn hóa học).
HYBRID SUNSCREEN vừa giúp tạo màng chắn phản xạ lại tia UVA, UVB có hại theo cơ chế vật lý, vừa phân giải tất cả các tia UV nào xuyên qua lớp màng đó để giúp bảo vệ da bạn toàn diện hơn.Thêm vào đó, lượng tia UV bị phân giải sẽ ít hơn do phần lớn đã bị phản xạ ngược trở lại nên giúp tránh được hiện tượng sinh nhiệt. Sự kết hợp này giúp các loại Hybrid sunscreen khắc phục được nhược điểm của hai loại kem chống nắng thuần hóa học hoặc thuần vật lý.
Ngoài ra, khi chọn kcn, bạn nên lưu ý xem kcn ấy có khả năng chống trôi do nước (water – resistant), chống trôi do mồ hôi (sweat – resistant) hay không.
Tóm lại, chúng ta nên:
- Chọn loại chống nắng phổ rộng “Broad Spectrum” (chống cả tia UVA và UVB) của các hãng uy tín có chứng nhận của FDA và có độ từ SPF30+ đến SPF50+
- Chọn loại kcn có độ an toàn tốt nhất (mức 1-2) trên trang web www.ewg.org , chứ đừng quá ham các loại hàng hiệu đắt tiền, hương thơm màu mè, tạo hiệu ứng da các kiểu hoặc các loại được nhiều beauty blogger ca ngợi, hay cả những loại quá rẻ tiền. Hãy làm người tiêu dùng thông thái nhé!
- Nếu dùng kcn cho mặt thì bạn nên chọn loại an toàn cho cả môi, mắt để tiện sử dụng.
- Chọn loại kcn chống trôi khi bạn đổ mồ hôi nhiều hoặc tiếp xúc nhiều với nước.
- Thoa kcn kỹ & đủ dày theo đúng hướng dẫn trước khi ra ngoài và thoa lại thường là mỗi 2 tiếng (thậm chí khi ngồi trong phòng có ánh sáng mặt trời cũng vẫn cần kcn).
- Khi về nhà nhất thiết PHẢI TẨY TRANG bằng dầu tẩy trang hoặc những sản phẩm tẩy trang phù hợp, vì sữa rửa mặt đơn thuần không thể làm sạch lớp kcn (nhất là kcn chống trôi).
- Lượng kcn cho một lần thoa: 1 muỗng cà-phê (tsp) cho toàn mặt và cổ, 2 tsp cho phần ngực và lưng, 1 tsp cho mỗi bên cánh tay, 2 tsp cho mỗi bên chân.

LINK CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN:
- Kem chống nắng AN TOÀN cho mặt, cơ thể (Sunscreen for face/ body): https://www.facebook.com/pg/lota.skincare/photos/?tab=album&album_id=1468958993339404
----------------------------
- Người viết bài: Phoebe Hang
- Người biên tập: Bảo NgọcBản quyền bài viết và hình ảnh thuộc về LoTA skincare (trừ những hình sưu tầm có ghi nguồn). Bạn có thể nhấn nút Share để chia sẻ, không cần xin phép. Vui lòng không copy nội dung dưới mọi hình thức nếu chưa có sự đồng ý của LoTA.Xin cám ơn!


Đăng nhận xét